Quả gấc thường được biết đến với là loại quả dùng để chế biến thành các món ăn, mà nổi tiếng nhất phải kể đến món xôi gấc thơm ngon, hấp dẫn.
Nhưng bạn có biết rằng, bên cạnh đó, quả gấc ngâm rượu còn mang đến một loại thức uống bổ dưỡng với nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.
Ở bài viết hôm nay, Vua Cá Ngựa xin được chia sẻ đến bạn đọc cách ngâm rượu gấc cũng như công dụng và cách dùng chi tiết của loại rượu này!
Nội dung bài viết
Giới thiệu về quả gấc
Cây gấc còn được gọi là mộc miết, có tên khoa học là momordica cochinchinensis, loài cây này thuộc họ bầu bí Cucurbitaceae.
Cây gấc là loài thực vật dây leo có chiều dài có thể 15-20m. Cây gấc được phân biệt cây đực và cây cái. Lá gấc có hình chân vịt, dài khoảng 10-15cm. Lá cây mọc so le, có thể to bàn một bàn tay và có màu xanh.
Hoa gấc được chia làm hoa đực và hoa cái. Hoa có màu vàng nhạt, mọc riêng lẻ ở nách lá. Mỗi năm hoa chỉ nở một lần từ 2-3 tháng. Hoa đực thường to hơn so với hoa cái.
Quả gấc sẽ chín sau khoảng 5 tháng kể từ khi cây ra hoa, khi chín quả có màu đỏ tươi, có hình tròn hoặc hơi khuôn, có chiều dài khoảng 13-15cm và có đường kính khoảng 10 cm. Lúc còn non quả gấc có thể cho ra từ 30-60 quả và thu hoặc có thể kéo dài từ 9-12 tháng.
Quả gấc được chia làm hai loại: gấc nếp và gấc tẻ.
- Quả gấc nếp: có ruột đỏ, ăn không ngấy, có quả to, gai trên quả dày và có nhiều hạt, giống này cho quả rất sai.
- Gấc tẻ: có ruột màu vàng, quả nhỏ, gai quả thưa và ít hạt.
Cây gấc thường phân bố nhiều ở các nước như Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc, Lào,… Ở nước ta, cây gấc được trồng ở khắp các tỉnh thành và giống được trồng chủ yếu là gấc nếp.
Thành phần hóa học có trong hạt gấc
Trong nhân hạt gấc có chứa một số thành phần hóa học như: nước 6%, chất vô cơ 8,9%, axit béo 55,3%, protein 16,5%, đường 2,9%. tanin 1,8%, cellulose 2,8%, và một số enzim.
Trong hạt gấc có chứa axit momordic, gypsogenin, axit oleanolic, axit eleostearic, axit amin và ancol. Trong dầu gấc có chứa 44,4% axit oleic, 14,7% axit linoleic, 7.89% axit stearic, 33,8% axit palmitic.
Ngoài ra trong màng của hạt gấc có chứa một chất màu đỏ mà trong đó thành phần chủ yếu là b-caroten, đây là chất tiền của vitamin A, chất này khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A, lượng b-caroten có trong quả gấc cao gấp đôi của cà rốt.
Bên cạnh đó trong thân củ của cây gấc có chứa chondrillasterol, glycoprotein và glycosid có tác dụng giúp làm hạ huyết áp. Rễ của cây gấc có chứa momordin một saponin triterpenoid, các chiết xuất cồn có sterol, besisterol tương đương với lượng spinasterol.
Hạt gấc có tác dụng gì?
- Màng của hạt gấc: thông thường trong nhân gian thường dùng chúng để nhuộm màu cho xôi gọi là xôi gấc.
- Dầu gấc: Dầu gấc có tác dụng bổ sung một lượng vitamin A cho cơ thể, dùng để bôi lên các vết thương, vết loét, vết bỏng giúp cho chung nhanh lành, nhanh tái tạo da non.
- Hạt gấc: Theo nghiên cứu của đông y thì hạt gấc có vị đắng, hơi ngọt, tính ấm, có độc, dùng để hỗ trợ phòng ngừa một số chứng ung thũng, mụn nhọt, tràng nhạt, viêm da thần kinh, bệnh trĩ.
Uống rượu gấc có công dụng gì?
- Chữa vết đốt côn trùng cắn, vết thương chảy máu ngoài da: Thành phần vitamin C trong hạt gấc kết hợp với khả năng kháng khuẩn tự nhiên của rượu sẽ là chất sát trùng tuyệt vời.
- Hỗ trợ điều trị chứng sang chấn, tụ máu bầm do té ngã, tai nạn: Theo y học cổ truyền thì hạt gấc có tính ôn, giúp tiêu thũng, giảm đau , chống ứ.
- Điều trị các vấn đề về răng miệng: chữa đau răng, lở miệng lưỡi, chảy máu chân răng.
- Chữa đau nhức xương khớp: Dùng rượu gấc xoa bóp lên những chỗ xương khớp bị đau nhức hoặc uống sẽ làm giảm đau, sưng khớp một cách tự nhiên.
- Hỗ trợ chữa bệnh trĩ: đối với bệnh nhân bị trĩ ngoại ở mức độ nhẹ thì rượu gấc là một trong những bài thuốc điều trị bệnh trĩ rất hiệu quả.
- Hỗ trợ chữa bệnh quai bị: Đây là bài thuốc điều trị bệnh quai bị ở do virus tấn công thường bị mắc phải ở trẻ em.
- Cải thiện chứng sưng vú: Đây là bài thuốc nhân gian được lưu truyền từ trước tới giờ để điều trị chứng sưng vú.
- Làm giảm vết chai ở chân: Dùng rượu gấc để ngâm chân thường xuyên sẽ giúp làm giảm vết chai sạn ở chân rất hiệu quả.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh bướu hạch rất hiệu quả
- Hỗ trợ điều trị bệnh viêm xoang rất tốt.
Cách ngâm rượu gấc để bồi bổ xương khớp
Ngâm rượu thịt gấc
Sơ chế quả gấc
Sau khi mua quả gấc chín về thì các bạn dùng dao cắt đôi quả gấc ra, dùng một cái muỗng (thìa) tách lấy phần thịt gấc màu đỏ cho ra một cái tô lớn. Bỏ đi phần hạt và vỏ của quả gấc.
Tiến hành ngâm rượu gấc
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 2 quả gấc chín.
- 3 lít rượu nếp nguyên chất, loại rượu có độ cồn từ 40-45 độ, không sử dụng men trung quốc để ủ rượu.
- 1 bình thủy tinh 5 lít , có nắp đậy kín dùng để ngâm rượu.
Cách thực hiện:
Sau khi đã tách lấy phần thịt quả gấc ra thì các bạn hãy vệ sinh bình thủy tinh thật sạch, sau đó cho thịt gấc vào bình, cho rượu nếp đã chuẩn bị trước đó vào, đậy kín nắp bình và ngâm trong khoảng 2 tháng là có thể sử dụng được.
Ngâm rượu hạt gấc
Sơ chế hạt gấc
Chọn mua 2 quả gấc chín, sau đó dùng dao cắt đôi quả gấc, tách lấy phần hạt của trái gấc, không lấy thịt gấc và vỏ.
Tiến hành ngâm rượu
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 2 trái gấc chín.
- 3 lít rượu nếp nguyên chất có độ cồn từ 40-45 độ
- 1 bình thủy tinh 5 lít, có nắp đậy kín.
Cách thực hiện:
Dùng một khăn khô vệ sinh bình thủy tinh thật sạch bụi bẩn, Sau đó cho phần hạt gấc đã được tách riêng trước đó vào bình, cho rượu nếp vào, đậy thật kín nắp bình và bắt đầu ngâm trong khoảng 3 tháng sau là có thể lấy ra để sử dụng.
Câu hỏi thường gặp khi ngâm rượu gấc
Khi ngâm rượu gấc cần lưu ý điều gì?
Một số lưu ý khi ngâm rượu gấc bạn cần phải biết:
- Không ngâm rượu gấc trong các bình, chai nhựa vì lâu ngày rượu gấc sẽ có mùi hôi của nhựa làm mất đi hương vị thơm ngon của rượu và ảnh hưởng đến sức khỏe. Chỉ nên dùng các bình thủy tinh có nắp đậy kín để ngâm rượu để đảm bảo cho hương vị và chất lượng của rượu ngâm được tốt hơn.
- Nên chọn loại rượu có độ cồn cao từ 40-45 độ, rượu có độ cồn cao sẽ giúp các dược tính có trong quả gấc được dung hòa nhanh và tốt hơn, ngoài ra bạn nên dùng loại rượu nếp nguyên chất không sử dụng men trung quốc để ủ rượu, sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Sử dụng và bảo quản rượu gấc như thế nào?
Đối với rượu gấc tuy nó có công dụng rất tốt với sức khỏe nhưng bạn cũng không nên quá lạm dụng, chỉ nên sử dụng với liều lượng hợp lý để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Chỉ nên sử dụng rượu gấc 2 lần/ ngày trong hoặc sau bữa ăn. Mỗi lần chỉ nên sử dụng từ 20-30ml.
Để bảo quản rượu gấc được tốt nhất thì các bạn nên bảo quản rượu ngâm ở những nơi thoáng mát, sạch sẽ, tránh xa ánh nắng mặt trời. Sau mỗi lần sử dụng bạn nên nhớ đậy kín nắp bình để rượu không bị bay hơi.
Chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn đầy đủ thông tin về quả gấc cũng như công dụng và cách ngâm rượu gấc tốt nhất cho sức khỏe. Bạn có thể dựa vào bài viết này để có thể ngâm cho mình những bình rượu gấc chất lượng nhất tại nhà.
Tham khảo thêm các công thức ngâm rượu hay khác ngay tại đây.
Chúc các bạn thành công.