Nhắc đến loài rắn thì không thể không nói “ông trùm” Rắn hổ mang, hầu hết mọi người đều phải dè chừng loài rắn này. Không chỉ bởi vẻ ngoài đáng sợ của chúng mà chúng còn mang trong mình loại nọc cực kỳ độc có thể đoạt mệnh bất kỳ ai.
Tuy nhiên, nếu biết tận dụng loại rắn này để ngâm rượu thì toàn bộ cơ thể của chúng đều rất bổ dưỡng, trừ nọc ra. Vậy rượu ngâm rắn hổ mang có công dụng tuyệt diệu gì? Phương pháp sơ chế rắn và cách ngâm rượu rắn hổ mang như thế nào, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau đây.
Nội dung bài viết
Đôi nét về loài rắn hổ mang
Rắn hổ mang hay còn gọi là rắn hổ mây, là loại rắn cực độc và được đánh giá là loại nguy hiểm bậc nhất hiện nay. Tuy nhiên, hiện nay loại rắn này cực kỳ quý hiếm và được liệt kê vào danh sách cần được bảo tồn bởi môi trường sống của chúng đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Rắn hổ mang chủ yếu sống ở các vùng nhiệt đới trải dài từ Ấn Độ đến các nước Đông Nam Á, là biểu tượng được tôn sùng trong tín ngưỡng Hindu Giáo ( Ấn Độ).
- Tên khoa học: Ophiophagus hannah
- Thuộc họ: Ophiophagus
- Thuộc chi: Elapidae ( Rắn hổ)
- Chiều dài: trung bình 3,18 – 4 mét, tối đa lên đến 5,85 mét.
- Thức ăn: Loại rắn khắc và các động vật nhỏ có xương sống (Thằn lằn, gặm nhấm,…)
Công dụng của rượu rắn hổ mang
Rượu rắn hổ mang được coi là một loại rượu thuốc dùng để hỗ trợ điều trị bệnh và cải thiện sức khỏe vô cùng hiệu quả, rất được ưa chuộng, đặc biệt là ở nam giới, bởi các tác dụng của nó mang lại cho người sử dụng.
Rượu rắn hổ mang có các công dụng như:
- Bổ thận, tráng dương
- Cường gân, tráng cốt
- Tăng cường sinh lý
- Trị liệt dương, xuất tinh sớm
- Giảm đau xương khớp, đau dây thần kinh ngoại biên
- Tăng cường trí lực
- Cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể, thần kinh suy giảm,…
Cách làm thịt và sơ chế rắn hổ mang để ngâm rượu
Trước khi thực hiện ngâm rượu thì bước đầu tiên quan trọng bậc nhất là sơ chế rắn hổ mang. Vì là loại nguy hiểm và nọc của nó cực độc nên khi sơ chế chúng phải thật hết sức cẩn thận.
Các bước làm thịt rắn hổ mang an toàn như sau:
- Loại bỏ nọc rắn là việc cần làm đầu tiên, loại bỏ hoàn toàn nọc của chúng để tránh gây hại đến người chế biến cũng như người sử dụng.
- Tiếp đến là cạo hết phần răng của chúng để đảm bảo an toàn trong lúc mổ bụng.
- Loại bỏ nọc và cạo răng rắn hổ mang là việc ưu tiên hàng đầu trước khi đem đi mổ bụng chúng, phải thật cẩn thận ở 2 bước này để đảm bảo an toàn.
- Giai đoạn mổ bụng rắn phải chú ý đến phần mật của chúng, bởi đây là bộ phận quý hiếm và là nguyên liệu hảo hạng để có được một bình rượu đúng chất lượng. Lấy mật rắn ra trước tiên và đem ngâm với rượu 40 độ.
- Loại bỏ phần ruột của rắn và chỉ giữ lại phần thân, sau đó đem phần thân đi rửa sạch và ngâm qua rượu pha gừng trong 30 phút để khử mùi tanh trước khi đem ngâm rượu , để ráo nước.
- Hoàn thành việc sơ chế rắn hổ mang.
Hướng dẫn cách ngâm rượu rắn hổ mang an toàn
Phương pháp ngâm rượu rắn hổ mang khá đơn giản và dễ thực hiện, công đoạn khó nhất là giai đoạn sơ chế rắn đã được chúng tôi giới thiệu ở trên, việc thực hiện các giai đoạn còn lại rất nhanh.
Dưới đây là 2 cách ngâm rượu: Ngâm rượu rắn hổ mang tươi và Ngâm rượu rắn hổ mang khô.
Ngâm rượu rắn hổ mang tươi
- Bước 1: Làm sạch rắn, khử tanh qua rượu gừng ( có thể khử tanh 2-3 lần để loại bỏ hoàn toàn mùi tanh), để ráo nước.
- Bước 2: Cho rắn vào bình thủy tinh, cuộn tròn hoặc tạo bất kỳ hình gì các bạn mong muốn, sau đó đổ rượu 35 – 30 độ vào bình cho đến khi ngập mặt bình.
- Bước 3: Đậy kín miệng bình sau đó đem đi ủ rượu.
Bảo quản rượu ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời để chất lượng rượu đạt tối đa.
Rượu ngâm rắn hổ mang phải được ủ tối thiểu 3 tháng mới đạt chất lượng, rượu càng ủ lâu càng thơm ngon và bổ.
Những người dưới 30 tuổi không nên sử dụng loại rượu này vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Sau khi sử dụng rượu ở lần ngâm đầu tiên, có thể đổ thêm rượu để tiếp tục ủ, 1 xác rắn ủ được 2 – 3 lần, ở những lần tiếp theo thời gian ủ là 20 – 30 ngày là có thể sử dụng.
Ngâm rượu rắn hổ mang khô
- Bước 1: Sơ chế rắn hổ mang tương tự như trên.
- Bước 2: Chặt rắn đã sơ chế thành từng khúc dài khoảng 5-7 cm, tẩm qua nước gừng đợi khoảng 15 phút, sau đó đem đi nướng trên bếp than cho tới khi rắn ngả sang màu vàng và có mùi thơm.
Có thể sấy khô trong tủ sấy ở nhiệt độ 70 độ thay vì nướng.
- Bước 3: Cho rắn đã khô vào bình thủy tinh và đổ rượu 35 – 40 độ vào cho đến khi ngập mặt bình
- Bước 4: Đậy kín bình và đem đi ủ, bảo quản ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, tránh ánh nắng mặt trời để đạt chất lượng tối đa.
Thời gian ngâm rượu rắn hổ mang khô ít hơn ngâm rượu rắn tươi, khoảng 30 ngày là có thể đem ra dùng. Tiếp tục ủ rượu sau khi sử dụng lần đầu, ủ rượu lần 2 – 3 thời gian 15- 20 ngày là có thể sử dụng.
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn công dụng, các bước sơ chế cũng như 2 công thức ngâm rượu rắn hổ mang, hi vọng các bạn áp dụng thành công và có cho mình một bình rượu rắn hổ mang bổ dưỡng và thơm ngon.