Tỏi là một trong những gia vị không thể thiếu trong các công thức nấu ăn không chỉ ở Việt Nam mà còn có trong những nền văn hóa ẩm thực khác trên thế giới.
Ngoài ra, tỏi còn có rất nhiều công dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh và ngâm rượu tỏi là một phương pháp được nhất nhiều người sử dụng.
Trong bài viết hôm nay, Vuacangua.vn xin được chia sẻ đến bạn đọc cách ngâm rượu tỏi để bồi bổ xương khớp và một số vấn đền cần lưu ý khi sử dụng.
Nội dung bài viết
Tác dụng của rượu ngâm tỏi
Rượu tỏi ngâm nếu được sử dụng đúng cách và đều đặn sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người sử dụng, như:
- Chống oxy hóa, giảm đau và cải thiện tình trạng của các bệnh về xương khớp như: mỏi xương khớp, viêm đau khớp,….
- Ngăn ngừa ung thư, tăng hiệu suất khi tập thể dục nhờ rượu tỏi có thể làm giảm đau nhức các cơ khi xoa bóp.
- Hạn chế quá trình chuyển hóa mỡ thành máu nhờ tăng Cholesterol tốt, giảm Triglycerid.
- Điều chỉnh huyết áp và hỗ trợ cho quá trình chống xơ vữa động mạch.
- Cải thiện hiệu quá vấn đề về hệ tiêu hóa, viêm loét dạ dày, ợ chua, khó tiêu.
- Cải thiện các tình trạng về viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản hiệu quả.
- Hạn chế bệnh tiểu đường.
4 cách ngâm rượu tỏi hiệu quả nhất
Phương pháp ngâm rượu tỏi rất đơn giản và dễ thực hiện. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn 4 phương pháp ngâm rượu tỏi, các phương pháp này tương tự cách làm nên rất dễ.
Ngâm rượu tỏi mật ong
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
- 1kg tỏi
- 2 lít rượu trắng
- 200ml mật ong
- Bình thủy tinh để ngâm rượu
- Chảo chống dính
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu
- Đem tỏi phơi qua 5 nắng, sau đó bóc vỏ, rửa sạch và để ráo
- Cắt tỏi thành từng lát mỏng
- Bỏ tỏi vào chảo và đảo đều tay trong 5 phút
Bước 3: Ngâm rượu
- Cho tỏi đã sơ chế, rượu trắng và mật ong vào trong bình ngâm rượu
- Đậy kín nắp bình để tránh thoát hơi
- Đem bình rượu đi ủ tại nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời
Ngâm qua 2 tuần là có thể đem ra sử dụng, uống 2 lần/1 ngày.
Cách ngâm rượu tỏi không bị xanh
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
- 1kg tỏi
- 2 lít rượu trắng
- Bình thủy tinh để ngâm rượu
- Chảo chống dính
Lưu ý: Chọn những củ tỏi già, không mọc mầm.
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu
- Bóc vỏ tỏi, rửa qua bằng rượu, sau đó để ráo nước.
- Bỏ tỏi vào chảo và đảo đều tay trong 5 phút. .
Lưu ý: Đảo thật đều tay để tỏi vừa chín đều, tránh bị cháy
Bước 3: Ngâm rượu
- Cho tỏi đã sơ chế, rượu trắng vào trong bình ngâm rượu
- Đậy kín nắp bình để tránh thoát hơi
- Đem bình rượu đi ủ tại nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời
Ngâm qua 2 tuần là có thể đem ra sử dụng, uống 2 lần/1 ngày.
Ngâm rượu tỏi nguyên củ
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
- 1kg tỏi
- 2 lít rượu trắng
- Bình thủy tinh để ngâm rượu
- Chảo chống dính
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu
- Đem tỏi phơi qua 5 nắng, sau đó bóc vỏ, rửa sạch bằng rượu trắng.
- Tỏi để nguyên củ không cắt lát hay dập nát.
- Bỏ tỏi vào chảo và đảo đều tay trong 5 phút
Bước 3: Ngâm rượu
- Cho tỏi đã sơ chế, rượu trắng vào trong bình ngâm rượu
- Đậy kín nắp bình để tránh thoát hơi
- Đem bình rượu đi ủ tại nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời.
Ngâm rượu tỏi qua 8 – 9 tuần là có thể đem ra sử dụng, uống 2 lần/1 ngày.
Ngâm rượu tỏi cô đơn Lý Sơn
Tỏi cô đơn Lý Sơn có công dụng khá tốt và hơn các loại tỏi bình thường, vì vậy nếu có điều kiện các bạn hãy chọn mua loại tỏi này và thực hiện các bước sau đây để có 1 bình rượu tỏi cô đơn Lý Sơn hảo hạng.
Cách thực hiện
- Chọn tỏi khô, không hư hỏng và bị giập.
- Chuẩn bị rượu trắng và bình thủy tinh để ngâm rượu.
- Lột sạch vỏ tỏi, rửa sạch với nước mát và để thật ráo nước
- Cho tỏi và rượu trắng vào bình thủy tinh , đậy kín nắp bình và đem đi ủ rượu.
- Bảo quản bình rượu tại nơi thoáng mát, khô ráo và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Sau 2 tuần là có thể đem rượu ra sử dựng, liều lượng 2 lần/1 ngày.
Một số lưu ý khi ngâm rượu tỏi
Có khá nhiều trường hợp khi ngâm rượu tỏi thì tỏi bắt đầu chuyển sang màu xanh thay vì màu vàng đậm. Tuy không gây hại nhưng chất lượng và hiệu quả sử dụng của tỏi xanh không được tốt so với tỏi chuyển màu vàng đậm.
Để bình rượu tỏi không chuyển màu xanh khi ngâm, bạn cần:
- Sử dụng tỏi già khi ngâm rượu, không sử dụng tỏi non, tỏi có mầm.
- Khi sơ chế phải để tỏi khô hết nước sau khi rửa sạch và trước khi đem ngâm rượu.
- Dùng rượu đúng độ, tốt nhất là rượu 40 – 45 độ.
- Giã nhỏ tỏi hoặc cắt tỏi thành lát mỏng trước khi ngâm rượu sẽ không làm tỏi bị chuyển sang màu xanh.
- Sử dụng tỏi đen thay vì tỏi trắng, hiệu quả đạt được khi sử dụng rượu tỏi đen cũng cao hơn nhưng giá thành thì hơi cao.
Dùng rượu tỏi như thế nào cho đúng?
Rượu tỏi ngâm khá công dụng trong việc điều trị, chữa bệnh nhưng việc sử dụng như thế nào cho hiệu quả và đạt tối đa công hiệu của nó.
Một vài lời khuyên sau đây sẽ giúp các bạn hình dung được cách sử dụng cũng như một số lưu ý khác khi sử dụng rượu tỏi:
- Uống 2 lần mỗi ngày, dung lượng 1 lần bằng ½ chén rượu nhỏ. Sáng trước khi ăn và tối trước khi ngủ ( Tùy lưu lượng mỗi người có thể sử dụng 3 lần/1 ngày nhưng không nên lạm dụng).
- Sử dụng rượu tỏi kết hợp muối sinh lý vệ sinh mũi họng sẽ giúp cải thiện bệnh viêm xoang, các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
- Dùng rượu tỏi để xoa bóp trước khi tập thể dụng sẽ cải thiện hiệu suất và hạn chế việc đau xương khớp.
- Do tỏi có tính nóng nên điều chỉnh lại lưu lượng sử dụng khi gặp vấn đề huyết áp bị giảm.
- Người bị tiêu chảy, viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa nên hạn chế sử dụng rượu tỏi ngâm hoặc tỏi củ.
- Người sắp phẫu thuật, trẻ em dưới 3 tuổi không nên sử dụng.
- Không quá lạm dụng rượu tỏi.
Để việc sử dụng rượu tỏi được đều đặn và phát huy tác dụng, các bạn nên ngâm rượu tỏi sau 10 ngày sử dụng bình rượu tỏi ngâm đầu tiên, như vậy việc sử dụng sẽ diễn ra liên tục và hiệu quả sẽ được đạt tối đa.
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn 4 công thức ngâm rượu tỏi khá đơn giản và dễ dàng thực hiện. Khi gặp các bệnh lý như trên các bạn nên đến gặp bác sĩ và tận dụng việc sử dụng rượu tỏi để cải thiện tình trạng bệnh của mình.
Chúc mọi người có được một sức khỏe dồi dào và sống vui vẻ bên người thân của mình !