Từ lâu rượu đã được xem là loại hình thức uống được dùng phổ biến ở nước ta và ở nhiều nước trên thế giới. Nếu biết sử dụng đúng cách và liều lượng thì rượu chính là một chất sinh năng lượng thuộc nhóm đa lượng.
Rượu ở nước ta rất đa dạng, mỗi tỉnh thành sẽ có cách nấu và chưng cất rượu riêng từ đó cho ra loại rượu đặc trưng ở vùng đất đó.
Riêng rượu cổ truyền cũng có tới hàng trăm loại được chế biến từ rượu với các cây thuốc, động vật có tác dụng chữa trị bệnh, vừa có tác dụng bồi bổ dưỡng khí huyết, thần kinh, tăng cường sinh lực, thận ích tinh…được nhiều người ưa thích.
Ở bài viết dưới đây, Vua Cá Ngựa sẽ chia sẻ đến bạn đọc cách ngâm rượu Dược Tiểu Phương Trị bổ xương khớp!
Dược tiểu phương trị
- Lão tang chi (cành dâu già) 40g
- Tang ký sinh 28g
- Cẩu tích 20g
- Thục địa 16g
- Ngưu tất 12g
- Uy linh tiên 12g
- Mộc qua 12g
- Huyết giác 12g
- Đỗ trọng 12g
- Quế chi 12g
- Thiên niên kiện 8g
- Rượu trắng 45 độ 2.000ml
Rượu dùng để chế rượu thuốc là thứ rượu cổ truyền nấu từ gạo nếp, có độ cồn từ 40-45 độ. Không dùng cồn cao độ pha loãng hay những thứ rượu nấu từ nguyên liệu khác.
Chủ trị: Phong thấp đau lưng, mỏi gối, đau nhức các khớp, bổ huyết, bổ thận.
Cách dùng, liều lượng: Các vị tán đạp cho 500ml rượu trắng 45 độ vào chưng cách thủy sôi 30p, lấy ra đổ thêm vào 1.500ml rượu trắng 45 độ lắc đều, ngâm tiếp 1 tuần.
Chắt lấy rượu dùng. Ngày uống 3 lần (sáng, trưa, tối) mỗi lần 1 ly nhỏ (15 – 20ml)
Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không được dùng.
Nguồn:
TRĂM LẺ MỘT LOẠI RƯỢU THUỐC BỔ CỔ TRUYỀN VỚI SỨC KHỎE VÀ ĐỜI SỐNG.
Tác giả: TTUT, LY, DSCKII NGUYỄN ĐỨC ĐOÀN, DSCKII PHAN XUÂN LÊ
CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN
Phó Giám đốc, Phó Tổng Biên tập phụ trách
Đại tá, ThS. MÃ DUY QUÂN
CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG
Phó Giám đốc – Phó Tổng Biên tập
Thượng tá BÙI ANH TUẤN
Biên tập: PHẠM THỊ QUẾ CHINH
Rượu thuốc và rượu trắng khác nhau chỗ nào
Một số người cho rằng việc sử dụng rượu trắng hoàn toàn giống với rượu thuốc nên uống nhiều cũng không sao, những người này bắt đầu lạm dụng và uống bất chấp kể cả liều lượng và cách dùng nên dẫn đến tình trạng say xỉn, mất kiểm soát…
Nếu người dùng sử dụng thuốc cổ truyền theo cách như vậy sẽ rất dễ bị ảnh hưởng tới sức khỏe. Rượu thuốc là con dao hai lưỡi, nếu sử dụng đúng theo liều lượng và hướng dẫn của người có chuyên môn thì sẽ có hiệu quả bổ dưỡng, chữa bệnh cao.
Ngược lại nếu sử dụng thái quá, lạm dụng hết chén này đến chén khác dẫn đến say túy lúy thì sẽ phản tác dụng, không những không thấy bổ dưỡng đâu mà rượu còn là thuốc độc làm hại tới sức khỏe gây ra những tổn hại cho cơ thể.
Bên trên là rượu cổ truyền bổ huyết trừ phong cực kỳ hiệu quả với những ai đang mắc phải bệnh phong thấp đau lưng, mỏi gối và còn có tác dụng bổ huyết, bổ thận.
Còn bên dưới đây chính là loại rượu được chế biến từ cá ngựa khô giúp bồi bổ cơ thể và hỗ trợ sinh lý phái mạnh cực kỳ hiệu quả bạn có thể tham khảo.
Cá ngựa khô ngâm 8 vị
- Cá ngựa khô (10 -12 cm): 2 cặp
- Hải Long khô: 2 con
- Hải Sâm khô: 1 con
- Trái mỏ quạ khô: 5 trái
- Sao biển: 3 con
- Đẳng sâm: 50g
- Kỷ tử khô: 10g
- Táo đỏ khô: 3 đến 5 quả
- Rượu: 2 lít
Bài ngâm này giúp cơ thể bồi bổ khí huyết, cường dương, tráng thận, ngủ ngon giấc, kéo dài thời gian quan hệ, cải thiện đau nhức xương khớp…
Nếu muốn mua cá ngựa khô để ngâm rượu hãy truy cập website vuacangua.vn để tìm hiểu về màu sắc, kích thước và giá cả. Vua Cá Ngựa tự tin là địa chỉ chuyên cung cấp cá ngựa khô uy tín hàng đầu thị trường!
Mong rằng những kiến thức về phương pháp, cách dùng và cách ngâm rượu Dược Tiểu Phương Trị có thể giúp ích cho mọi người trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về phong tê thấp.
Và điều quan trọng chính là sử dụng đúng liều lượng, cách thức để mang lại hiệu quả tốt nhất.