Top 13 loại rượu bổ huyết trừ phong, tốt cho xương khớp

Dưới đây là 13 công thức ngâm rượu bổ huyết trừ phong, có tác dụng rất tốt cho xương khớp. Bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng tăng cường sức khỏe cũng như cải thiện tình trạng của mình.

1. Dược tiểu phương trị

Nguyên liệu cần có:

  • Lão tang chi (cành dâu già) 40g
  • Tang ký sinh 28g
  • Cẩu tích 20g
  • Thục địa 16g
  • Ngưu tất 12g
  • Uy linh tiên 12g
  • Mộc qua 12g
  • Huyết giác 12g
  • Đỗ trọng 12g
  • Quế chi 12g
  • Thiên niên kiện 8g
  • Rượu trắng 45 độ 2.000ml

Rượu dùng để chế rượu thuốc là thứ rượu cổ truyền nấu từ gạo nếp, có độ cồn từ 40-45 độ. Không dùng cồn cao độ pha loãng hay những thứ rượu nấu từ nguyên liệu khác.

Chủ trị: Phong thấp đau lưng, mỏi gối, đau nhức các khớp, bổ huyết, bổ thận.

Cách dùng, liều lượng: Các vị tán đạp cho 500ml rượu trắng 45 độ vào chưng cách thủy sôi 30p, lấy ra đổ thêm vào 1.500ml rượu trắng 45 độ lắc đều, ngâm tiếp 1 tuần. Chắt lấy rượu dùng. Ngày uống 3 lần (sáng, trưa, tối) mỗi lần 1 ly nhỏ (15 – 20ml) 

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không được dùng.

2. Độc hoạt tang ký sinh tửu

Nguyên liệu cần có:

  • Độc hoạt 30g
  • Tang ký sinh 20g
  • Đỗ trọng 20g
  • Ngưu tất 20g
  • Tế tân 20g
  • Tần giao 20g
  • Phục linh 20g
  • Quế tâm 20g
  • Phòng phong 20g
  • Xuyên khung  20g
  • Nhân sâm 20g 
  • Cam thảo 20g
  • Đương quy 20g
  • Thược dược 20g
  • Can địa hoàng 20g
  • Rượu trắng 45 độ 3.000ml

Rượu dùng để chế rượu thuốc là thứ rượu cổ truyền nấu từ gạo nếp, có độ cồn từ 40-45 độ. Không dùng cồn cao độ pha loãng hay những thứ rượu nấu từ nguyên liệu khác.

Chủ trị: Phong thấp lâu ngày, can thận hư, khí huyết suy kém, bổ huyết trừ phong, lưng gối đau mỏi, khớp xương co duỗi khó khăn.

Cách dùng, liều lượng: Các vị chế biến làm sạch cho rượu trắng vào ngâm 7 – 10 ngày. Chắt lấy rượu thuốc uống. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ (20 – 25ml).

3. Hà thủ ngũ gia tửu

Nguyên liệu cần dùng:

  • Hà thủ ô đỏ (chế) 200g
  • Ngũ gia bì hương 160g
  • Rễ bưởi bung (sao rượu) 160g
  • Thiên niên kiện (tẩm nước gạo sao) 120g
  • Tục đoạn (sao rượu) 120g
  • Thổ phục linh (tẩm nước gạo sao) 120g
  • Cam thảo dây (sao thơm) 80g
  • Tang ký sinh (sao thơm) 120g
  • Quế chi 80g
  • Bạch chỉ 80g
  • Rượu trắng 45 độ đủ dùng

Rượu dùng để chế rượu thuốc là thứ rượu cổ truyền nấu từ gạo nếp, có độ cồn từ 40-45 độ. Không dùng cồn cao độ pha loãng hay những thứ rượu nấu từ nguyên liệu khác.

Chủ trị: Phong tê thấp đau nhức các khớp xương, chân tay tê nhức mỏi, ăn kém.

Cách dùng, liều lượng: Tất cả các vị chế biến, làm sạch xong cho nấu thành cao lỏng (tỷ lệ 1/1), gạn ép bỏ bã, thêm rượu để có độ rượu 15 độ.

  • Trẻ em trên 10 tuổi uống mỗi lần 10ml.
  • Người lớn mỗi lần uống 20 – 25ml.
  • Ngày uống 2 lần (sáng, tối), uống xa bữa ăn.

Kiêng kỵ: Kiêng các chất tanh, mỡ. Phụ nữ có thai không được dùng.

Lưu ý: Nên sử dụng rượu theo hướng dẫn không nên quá lạm dụng sẽ dẫn tới tác dụng phụ.

4. Rượu bổ huyết khu phong

  • Sinh địa 20g
  • Hà thủ ô đỏ (chế) 20g
  • Đẳng sâm (tẩm gừng sao) 20g
  • Kê huyết đằng 12g
  • Rễ cỏ xước (sao vàng) 12g
  • Hy thiêm 12g
  • Cốt toái bổ 12g
  • Bồ công anh 12g
  • Vòi voi 10g
  • Cốt khí 10g
  • Thiên niên kiện 10g
  • Dây đau xương (sao vàng) 10g
  • Đường trắng 200g
  • Rượu trắng 45 độ 1.000ml

Rượu dùng để chế rượu thuốc là thứ rượu cổ truyền nấu từ gạo nếp, có độ cồn từ 40-45 độ. Không dùng cồn cao độ pha loãng hay những thứ rượu nấu từ nguyên liệu khác.

Chủ trị: Các chứng phong thấp , đau nhức gân xương, đau mình, tay chân buồn bã tê dại, kém ăn mất ngủ, cơ thể suy nhược.

Cách dùng: Các vị chế biến sao tẩm xong tán dập cho rượu vào ngâm trong 5-7 ngày. Đường trắng đem hòa tan trong 200ml nước sôi để nguội, cho vào rượu thuốc đã ngâm, lắc đều; ngâm tiếp 3 ngày, gạn ép lấy rượu thuốc uống.

Liều lượng: Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 20-30ml uống trước bữa ăn và trước khi ngủ. Uống liên tục trong 2-3 tháng.

5. Rượu ngũ gia bì

Nguyên liệu cần có:

  • Ngũ gia bì hướng 120g
  • Vỏ sữa 12g
  • Hà thủ ô đỏ (chế) 24g
  • Thổ phục linh 24g
  • Trần bì 6g
  • Rượu trắng 45 độ 1.000ml

Rượu dùng để chế rượu thuốc là thứ rượu cổ truyền nấu từ gạo nếp, có độ cồn từ 40-45 độ. Không dùng cồn cao độ pha loãng hay những thứ rượu nấu từ nguyên liệu khác.

Chủ trị: Tê thấp đau xương, người mệt mỏi, suy nhược, ăn uống kém.

Cách dùng, liều lượng: Các vị tán dập cho rượu vào ngâm trong 7-10 ngày rồi chắt rượu uống. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ (20-25ml), uống trong bữa ăn.

6. Rượu bổ huyết trừ phong thấp

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Thiên ma 4g
  • Hương phụ (sao) 4g
  • Sinh địa 4g
  • Cúc hoa 4g
  • Phục thần 4g
  • Táo nhân 4g
  • Tần giao 4g
  • Kỷ tử 4g
  • Hoài sơn 4g
  • Quế chi 4g
  • Bách hợp 4g
  • Đương quy 4g
  • Độc hoạt 4g
  • Xuyên khung 4g
  • Đỗ trọng 4g
  • Ngưu tất 4g
  • Tiền hồ 4g
  • Cốt toái bổ 4g
  • Bạch tật lê 20g
  • Khương hoạt 4g
  • Hồng hoa 4g
  • Màn kinh tử 4g
  • Long nhãn 60g
  • Đẳng sâm 4g
  • Rượu trắng 45 độ 3.000ml

Rượu dùng để chế rượu thuốc là thứ rượu cổ truyền nấu từ gạo nếp, có độ cồn từ 40-45 độ. Không dùng cồn cao độ pha loãng hay những thứ rượu nấu từ nguyên liệu khác.

Chủ trị: Phong thấp xương cốt nhức mỏi, miệng đắng, mắt mờ, cơ thể đau nhức, ăn ngủ kém, đàm lưu khí trệ.

Cách dùng: Tất cả các vị thuốc và rượu cho vào bình sành nút kín, nấu cách thủy sôi trong 30 phút rồi đem chôn bình xuống đất 7 ngày đêm (để lấy âm khí), sau đó lấy bình rượu lên chắt uống.

Liều dùng: Mỗi ngày uống 3 lần (sáng, trưa , tối), mỗi lần 15-20ml. Uống hết tiếp tục ngâm thang khác làm và uống như trên. Uống liền 2-3 tháng để có hiệu quả tốt nhất.

7. Rượu ngũ gia bì hương

Nguyên liệu:

  • Ngũ gia bì hương (sao vàng) 200g
  • Đường kính 200g
  • Rượu trắng 40 độ 1.000ml.

Rượu dùng để chế rượu thuốc là thứ rượu cổ truyền nấu từ gạo nếp, có độ cồn từ 40-45 độ. Không dùng cồn cao độ pha loãng hay những thứ rượu nấu từ nguyên liệu khác.

Chủ trị: Bồi dưỡng cơ thể suy nhược, chán ăn, đau lưng, chân tay nhức mỏi; phong thấp, tê bại gân xương co duỗi khó.

Cách dùng, liều lượng: Cho dược liệu và rượu vào bình ngâm 10 ngày , gạn ép lấy hết rượu thuốc thêm đường quấy tan uống. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ (15-20ml) vào trước 2 bữa ăn hay trước khi đi ngủ trưa và tối.

8. Rượu phong tê thấp

Nguyên liệu:

  • Ngũ gia bì 40g
  • Ngưu tất 40g
  • Đỗ trọng (tẩm muối sao)
  • Hà thủ ô đỏ (chế) 40g
  • Khoan cân đằng 30g
  • Cốt toái bổ 30g
  • Cẩu tích 30g
  • Xương bồ 30g
  • Vòi voi (sao vàng hạ thổ) 30g
  • Cam thảo đất (sao thơm) 20g
  • Tang ký sinh 20g
  • Rượu trắng 45 độ 3.000ml

Rượu dùng để chế rượu thuốc là thứ rượu cổ truyền nấu từ gạo nếp, có độ cồn từ 40-45 độ. Không dùng cồn cao độ pha loãng hay những thứ rượu nấu từ nguyên liệu khác.

Chủ trị: Phong thấp tê bại, chân sưng đau, đi lại khó khăn; bổ thận tráng dương, mạnh gân cốt, ăn ngủ kém.

Cách dùng, liều dùng: Các vị sau khi chế biến cho 3.000ml rượu trắng 45 độ vào ngâm, sáng đem ra phơi nắng, tối đem vào, phơi liền trong 1 tuần lễ rồi chắt lấy rượu uống. Ngày uống 3 lần (sáng, trưa, tối), mỗi lần 1 ly nhỏ (15 – 20ml).

Chú ý gia giảm:

  • Trường hợp người bệnh tay chân lạnh, gia thêm: Quế chi 15g
  • Người bệnh thấy trong người nóng, khó ngủ, gia thêm:Cam giá (mía) 50g, Chanh quả (nướng xém vỏ) 1 quả
  • Người bệnh chân sưng, phù nề, gân yếu, gia thêm:Xích tiểu đậu (đậu đỏ) 30g, Chảnh quả 1 quả
  • Người bệnh chân sưng, máu chạy không đều, gia thêm: Củ cốt khí 30g

9. Rượu tê thấp

Nguyên liệu:

  • Ngưu tất 6g
  • Xuyên khung (sao qua) 6g
  • Đẳng sâm 8g
  • Hà thủ ô đỏ (chế) 8g
  • Phục linh 8g
  • Ý dĩ (sao thơm) 10g
  • Biển đậu (sao thơm) 10g
  • Đỗ trọng 6g
  • Trần bì 4g
  • Quế chi 4g
  • Cam thảo (chích) 4g
  • Tế tân 2g
  • Tam lăng 2g
  • Địa liền 2g
  • Rượu trắng 45 độ 1.500ml

Rượu dùng để chế rượu thuốc là thứ rượu cổ truyền nấu từ gạo nếp, có độ cồn từ 40-45 độ. Không dùng cồn cao độ pha loãng hay những thứ rượu nấu từ nguyên liệu khác.

Chủ trị: Thấp khớp cấp tính và mạn tính.

Cách dùng, liều lượng: Tất cả các vị sau khi chế biến cho 1.500ml rượu 45 độ vào ngâm trong 3 – 7 ngày rồi chắt uống. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 20-30ml trước bữa ăn và trước khi đi ngủ.

10. Tam xà ngũ xà tửu

Nguyên liệu cần có:

  • Rắn 1 bộ (3 hoặc 5 con)
  • (1 hoặc 2 con rắn hổ mang, 1-2 con rắn cạp nong hay cạp nia, 1 con rắn ráo)
  • Thương truật 150g
  • Xuyên khung 150g
  • Xuyên quy 200g
  • Tần giao 150g
  • Dây đau xương 350g
  • Trinh nữ 500g
  • Thiên niên kiện 150g
  • Mộc qua 150g
  • Bạch chỉ 100g
  • Ngưu tất 100g
  • Độc hoạt 250g
  • Huyết giác 100g
  • Rễ cây lá tốt 100g
  • Địa liền 50g
  • Rượu trắng 45 độ 10 lít

Rượu dùng để chế rượu thuốc là thứ rượu cổ truyền nấu từ gạo nếp, có độ cồn từ 40-45 độ. Không dùng cồn cao độ pha loãng hay những thứ rượu nấu từ nguyên liệu khác.

Chủ trị: Phong tê thấp, đau lưng nhức xương, mỏi gối, viêm đa khớp dạng thấp, đau di chuyển hoặc cố định; người mệt mỏi, ăn uống kém.

Cách dùng: Rắn tươi, bắt mổ bụng, bỏ hết ruột gan tim, dùng rượu trắng rửa sạch (không rửa nước) sau đó thấm khô bằng giấy bản. Các vị thuốc tán dập. Rắn và các vị thuốc sau khi chế biến xong cho 10 lít rượu trắng 45 độ vào. Ngâm trong 30 ngày (ngâm càng lâu càng tốt).

Liều dùng: Người lớn ngày uống 2 lần (sáng, tối) sau bữa ăn 20 phút, mỗi lần uống 20-40ml.

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai, trẻ em và người âm hư hỏa vượng không dùng.

11. Thích gia bì tửu

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Thích gia bì 20g
  • Thục địa 10g 
  • Đan sâm 10g
  • Địa cốt bì 10g
  • Đỗ trọng 10g
  • Sa sàng tử 6g
  • Can khương 6g
  • Thiên môn đông 10g
  • Rượu trắng 45 độ 1.000ml

Rượu dùng để chế rượu thuốc là thứ rượu cổ truyền nấu từ gạo nếp, có độ cồn từ 40-45 độ. Không dùng cồn cao độ pha loãng hay những thứ rượu nấu từ nguyên liệu khác.

Chủ trị: Phong tê thấp lưng gối đau nhức, tay chân tê bại co quắp đi lại khó khăn, ăn uống kém.

Cách dùng, liều lượng: Các vị tán dập cho 1.000ml rượu trắng vào ngâm 7 ngày. Chắt rượu thuốc uống. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20-30ml. Uống trước bữa ăn không uống được rượu có thể pha thêm nước đun sôi còn ấm.

12. Xà tắc kè tửu

Nguyên liệu cần dùng:

  • Rắn 1 bộ
  • (Cạp nong + rắn ráo + rắn lục – rắn nước)
  • Tắc kè (đã chế biến khô) 2 con
  • Thổ phục linh 10g
  • Cẩu tích 8g
  • Trần bì 4g
  • Đương quy 4g
  • Quế chi 4g
  • Đẳng sâm 8g
  • Nhũ hương 4g
  • Mộc hương 6g
  • Thương nhĩ 8g
  • Đỗ trọng 6g
  • Tang ký sinh 10g
  • Hy thiêm 8g
  • Phòng kỷ 6g
  • Thiên niên kiện 6g
  • Xuyên khung 4g
  • Ngũ gia bì 8g
  • Một dược 6g
  • Ô dược 6g
  • Ngưu tất 8g
  • Độc hoạt 6g
  • Trầm hương 4g
  • Rượu trắng 45 độ đủ dùng

Rượu dùng để chế rượu thuốc là thứ rượu cổ truyền nấu từ gạo nếp, có độ cồn từ 40-45 độ. Không dùng cồn cao độ pha loãng hay những thứ rượu nấu từ nguyên liệu khác.

Chủ trị: Thấp khớp mạn và cấp tính, cơ thể suy nhược, ăn ngủ kém.

Cách dùng: Rắn rạch mổ bụng bỏ hết ruột gan, sau đó rửa bằng rượu ngâm gừng tươi hay quế (không rửa nước). Tắc kè bỏ mắt và 4 chân, rửa sạch bằng rượu, cắt nhỏ. Rắn, tắc kè cùng các vị thuốc khác cho vào bình lớn, đổ rượu ngập 5cm, đậy kín ngâm trong 1-3 tháng. Chắt rượu thuốc uống.

Liều dùng: Ngày uống 3 lần (sáng, trưa, tối trước khi đi ngủ), mỗi lần 1 ly nhỏ (15-20ml). Uống liên tục cho đến khi người khỏe mạnh bình thường, hết đau nhức xương khớp và cơ thể.

13. Xích tiên tửu

Nguyên liệu:

  • Thiên ma 10g
  • Đẳng sâm 10g
  • Đỗ trọng 10g
  • Đương quy 10g
  • Huyền sâm 12g
  • Phụ tử chế 10g
  • Ngưu tất 10g
  • Sinh địa 10g
  • Tỳ giải 10g
  • Khương hoạt 10g
  • Rượu trắng 45 độ 1.000ml

Rượu dùng để chế rượu thuốc là thứ rượu cổ truyền nấu từ gạo nếp, có độ cồn từ 40-45 độ. Không dùng cồn cao độ pha loãng hay những thứ rượu nấu từ nguyên liệu khác.

Chủ trị: Chân tay tê dại, liệt, khớp xương đau nhức do phong hàn thấp; người yếu mệt, nhức đầu hoa mắt, lưng gối mềm yếu do can phong bốc lên.

Cách dùng, liều dùng: Các vị cho rượu và ngâm 5-7 ngày. Chắt lấy rượu thuốc uống.Ngày uống 2 lần (sáng, chiều) mỗi lần 1 ly nhỏ (15-20ml). Uống liên tục làm cho cơ thể cường tráng, tăng cường trí lực, kéo dài tuổi thọ.

Trên đây là 13 công thức ngâm rượu bổ huyết trừ phong mà Vua Cá Ngựa muốn chia sẻ đến bạn. Cảm ơn đã quan tâm và theo dõi bài viết!