Cá ngựa hay còn gọi là ngựa biển, không chỉ được biết đến như một bài thuốc bồi bổ cho sức khỏe con người mà còn được chú ý bởi tập tập tính sinh sản của cá ngựa vô cùng độc đáo. Những con cá ngựa đực sẽ trực tiếp mang thai và sinh con.
Nội dung bài viết
Giới thiệu về loài cá ngựa
Cá ngựa mang trong mình đặc tính đa dạng và khác biệt mà không phải loài cá nào cũng có được.
Cá ngựa là gì?
Cá ngựa là một loại động vật nước mặn, thu hút bởi hình dạng khác biệt và độc đáo. Mặc dù sống ở đại dương nhưng cá ngựa có nhiều đặc điểm khác biệt so với những loại cá thông thường.
Tên khoa học của cá ngựa là Hippocampus Sp, thuộc chi Hippocampus, họ Syngnathidae. Tuổi thọ trung bình của một chú cá ngựa là từ 1-5 năm, tùy thuộc vào từng loại.
Một con cá ngựa trưởng thành sẽ dài khoảng 15-20cm. Loài cá này có khả năng bơi không tốt, chúng di chuyển bằng việc vảy liên tục chiếc vây nhỏ trên lưng song song kết hợp cùng vây nhỏ sau đầu để điều chỉnh hướng,tốc độ 35 lần/giây.
Đầu của loài cá này có hình dáng giống như đầu ngựa, trên đỉnh đầu có một chiếc gai to mọc nhô lên cao.Miệng của nó thuôn dài giống hệt một chiếc vòi đang hút thức ăn, không có răng.
Hai mắt cá ngựa trũng sâu. hoạt động độc lập chính vì thế mà thị lực rất tốt. Đuôi cá ngựa có hình xoắn ốc. đuôi rất dài có khi bằng hoặc dài hơn thân của chúng. Toàn thân có khoảng 40 đốt xương.
Cá ngựa ăn gì? Sống ở đâu?
Chính vì cơ thể chúng quá bé mà việc những chú cá ngựa ăn uống như thế nào và sống ra sao là điều khiến rất nhiều người tò mò.
Cá ngựa ăn gì?
Trên tế thực, vì khả năng bơi rất chậm nên ăn uống trở thành một thách thức đối với loài cá ngựa. Có thể bạn chưa biết, cá ngựa còn không có dạ dày nên nó cần phải ăn liên tục vì thức ăn rất nhanh đi thẳng qua hệ tiêu hóa của nó.
Cá ngựa trưởng thành có thể ăn từ 30-50 lần mỗi ngày.
Vì không có răng nên cá ngựa bắt buộc phải hút thức ăn và nuốt toàn bộ, chính vì thế mà con mồi của chúng phải thực sự nhỏ. Như là sinh vật phù du, động vật giáp xác nhỏ và cá nhỏ. Ví dụ như tôm, động vật chân đốt,..
Sống ở đâu?
Cá ngựa sinh sống chủ yếu ở các vùng biển ôn đới và nhiệt đới, khoảng từ 45 độ Nam đến 45 độ Bắc.
Cá ngựa có mấy loại?
Dựa vào màu sắc và đặc điểm bên ngoài, người ta đã chia cá ngựa thành 5 loại.
Cá ngựa đen: Toàn thân loại cá ngựa này được phủ bởi màu đen. Trên thế giới, chúng phân bố ở biển Ấn Độ Dương. Còn ở Việt Nam chúng sinh sống ở một số tỉnh thành Bắc Trung Bộ.
Cá ngựa trắng: Được chú ý nhất trong các loại cá ngựa bởi màu trắng tuyệt đẹp khoác trên mình. Có kích thước lớn nhất thế giới, đồ dài lên đến 30-35cm. Cá ngựa trắng được đánh giá rất cao về giá trị kinh tế cũng như khả năng chữa bệnh.
Cá ngựa xương: Toàn thân loại này là các đốt xương sắc bén, có công dụng tăng cường sinh lý nam rất tốt. Sống ở môi trường nước ngọt.
Cá ngựa Indonesia: Hay còn được gọi là cá ngựa chúa, sống ở bờ biển và vùng vịnh Indonesia. Được đánh giá cao bởi khả năng bồi bổ, tráng dương, tăng sinh lý cho nam giới,…
Cá ngựa gai: Dễ dàng nhận biết loài này bởi trên đầu có những chiếc gai lớn. Toàn thân là một màu nâu nhạt, được tìm thấy ở vùng biển Châu Á.
Tập tính sinh sản của cá ngựa
Cá ngựa được biết đến là một trong những loài có tập tính sinh độc đáo nhất. Ở đó, không phải con cái mà là cá ngựa đực sẽ mang thai.
Để biết vì sao lại có hiện tượng kì lạ này, hãy cùng tiếp tục tìm hiểu cụ thể ngay bên dưới nhé!
Cá ngựa đẻ trứng hay đẻ con
Trong quá trình giao phối cá ngựa cái sẽ chủ động gửi trứng vào chiếc túi ở bụng của cá ngựa đực. Sau đó, cá ngựa đực sẽ tự thụ tinh cho những quả trứng này rồi mang thai trong thời gian khoảng từ 2-3 tuần.
Đến thời gian sinh con, chú cá ngựa đực phải chịu những đau đớn kéo dài khoảng vài tiếng đồng hồ trước khi chào đón hàng trăm chú cá ngựa con chào đời.
Chắc chắn bạn đang thắc mắc vì sao cá ngựa đực có thể làm được sứ mệnh cao cả này thì câu trả lời chính là vì chúng có gen đặc biệt có tên là patristacin.
Sứ mệnh của cá ngựa đực là mang thai
Vậy tại sao cá ngựa đực có thể mang thai, theo cấu tạo tự nhiên tập tính sinh sản của cá ngựa thì cá ngựa đực có khả năng sinh một lúc nhiều con và tốc độ sinh nhanh hơn.
Trong một ngày, cá ngựa có thể vừa sinh con và tiếp tục mang thai tiếp tục lứa tiếp theo khi cá ngựa cái tích lũy đủ trứng.
Mỗi lần mang thai cá ngựa đực sẽ cho ra đời khoảng 200 cá ngựa con. Tuy vậy, tỷ lệ sống sót của cá con rất thấp, lý do vì ngay từ lúc sinh ra cá ngựa con đã phải bắt đầu một cuộc sống tự lập.
Vì cơ thể quá bé nên chúng chẳng thể ăn các sinh vật phù du như bố mẹ chúng. Không những thế, chúng còn dễ dàng trở thành mồi của các loài khác. Cá ngựa đực nhiều khi còn ăn cả con của chúng.
Công dụng của cá ngựa
Trong đông y và trong y học hiện đại đều đánh giá cao công dụng hỗ trợ bệnh lý của cá ngựa.
Theo Đông y, chính vì tính ấm, vị ngọt mà cá ngựa có công dụng điều hòa khí huyết, hỗ trợ cải thiện suy thận và đặc biệt là tăng cường sinh lý cho nam giới…
Theo Tây y, các chất có trong cá ngựa tốt cho sức khỏe như enzyme, các DHA, hoạt chất peptid,…
Mong rằng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về loài cá đặc biệt này. Nếu bạn đang có nhu cầu mua cá ngựa, rượu cá ngựa về để sử dụng hoặc tặng cho người thân thì Vuacangua sẽ là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.